Nắm Rõ Chi Tiết Quy Trình Làm Móng Nhà

5/5 - (1 bình chọn)

Móng nhà là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thi công kiến trúc nhà ở. Bởi công dụng nâng đỡ trên nền đất và quyết định sự bền vững cả cho cả công trình. Móng nhà chịu trực tiếp tải trọng của ngôi nhà do vậy cần đảm bảo sự chắc chắn và tính dài lâu. Chính vì lẽ đó mà quy trình làm móng nhà cần phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật chuyên môn. Ngoài ra cần có sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Khâu làm móng càng kỹ lưỡng thì công trình sẽ càng an toàn, ổn định.

Trong bài viết dưới đây, Qi concept sẽ tổng hợp các bước thi công móng nhà một cách chi tiết nhất. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các gia chủ đang có ý định xây dựng nhà ở.

Cấu tạo phần móng cơ bản gồm

  • Mặt móng: Bề mặt tiếp xúc với chân cột, chân tường bên trên.
  • Gờ móng: Phần nhô ra của móng. Khi thi công các cấu kiện bên trên, nếu xảy ra sai lệch vẫn có thể xê dịch cho đúng nhờ phần gờ móng này.
  • Đáy móng: Bề mặt tiếp xúc với nền đất.

Quy trình làm móng nhà tại đơn vị thiết kế & thi công kiến trúc của Qi Concept

Như đã giới thiệu ở trên, mỗi loại móng sẽ có phương pháp thi công khác nhau. Nhìn chung, quy trình làm móng nhà tại đơn vị Qi Concept sẽ trải qua các bước cơ bản sau đây:

1. Chuẩn bị khởi công, động thổ

Ý nghĩa của ngày động thổ được hiểu là việc cúng bái, trình báo với thổ địa và tổ tiên. Nhằm thông báo việc sắp thi công, để công trình xây dựng được hoàn thiện và suôn sẻ. Đây là việc đầu tiên gia chủ nên làm trước khi nhà thầu tiến hành thi công.

2. Đóng cọc, đào hố móng

Sử dụng nhân lực hoặc máy múc chuyên dụng để đào đất theo vị trí cọc đã đánh dấu. Kích thước hố cần chính xác như bản vẽ thiết kế. Độ sâu, rộng của hố phải đảm bảo chịu được tải trọng công trình.

Lưu ý: Hố móng cần được dọn sạch và luôn giữ khô ráo. Dùng bơm thủy lực hút khô hết nước nếu hố móng có nước trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

3. Làm phẳng bề mặt và đổ bê tông lót móng

San đất đều hoặc có thể đổ một ít đá lên bề mặt móng và đầm phẳng bằng máy chuyên dụng. Tiến hành kiểm tra độ cao và đổ bê tông lót lên bề mặt. Vai trò của lớp bê tông này là ngăn cản sự bốc hơi nước của lớp bên trên. Ngoài ra, hạn chế tối đa sự biến dạng của móng do tác động bên ngoài.

4. Gia công cốt thép

Chất liệu móng thép sử dụng cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Bắt buộc tuân theo hồ sơ thiết kế đã thống nhất trước đó.

5. Đóng cốt pha

Giai đoạn đóng cốt pha cần được chú trọng trước khi tiến hành rót bê tông. Ván khuôn phải đảm bảo không mục nát và được gia cố bằng đinh. Yêu cầu vững chắc, đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông.

6. Đổ bê tông móng

Kiểm tra phần chân móng và trộn vữa trước khi đổ bê tông móng. Nếu phần móng có nước đọng phải làm khô ráo hoàn toàn. Thành phần cát, đá, xi măng và nước phải trộn đúng theo tỷ lệ. Trong quá trình đổ lưu ý phải đầm dùi thật kỹ để bê tông phân bố đều trong kết cấu.

7. Nghiệm thu phần móng

Kiểm tra chất lượng bê tông sau khi đổ đạt chuẩn cao độ thiết kế, bề mặt nhẵn, phẳng hoặc có độ dốc nhất định.

8. Tháo cốt pha và bảo dưỡng móng

Bạn có thể tháo cốt pha móng và thực hiện việc bảo dưỡng sau 1 đến 2 ngày.  Có thể tháo cốp pha bê tông móng sau 1 – 2 ngày định hình và tiến hành bảo dưỡng. Một số phương pháp bảo dưỡng như: phun nước liên tục lên bề mặt bê tông, giữ ẩm bằng bao ni lông hoặc bằng ván khuôn. Có thể phun hợp chất dưỡng lên bề mặt để hạn chế việc thoát độ ẩm.

Một số lưu ý khi thi công móng nhà

1. Khảo sát địa chất

Công việc này chính là phân tích các lớp đất đá ở khu đất dự định xây dựng. Nhằm mục đích chọn loại móng và biện pháp thi công phù hợp.

2. Hồ sơ thiết kế kết cấu

Hồ sơ thiết kế phải đảm bảo các yếu tố an toàn, tính toán kỹ lưỡng. Ngoài ra còn xác định được các vấn đề có thể phát sinh trên thực tế.

3. Lựa chọn nền móng phù hợp

  • Móng cọc: Chủ yếu sử dụng cho các công trình trên nền đất yếu.
  • Móng đơn: Chủ yếu sử dụng cho nhà thấp tầng hoặc đỡ cột trên nền đất có tính ổn định.
  • Móng bè: Chủ yếu sử dụng cho công trình có nền đất không đồng nhất.
  • Móng băng: Chủ yếu sử dụng đỡ cột, tường hay sử dụng móng băng giao nhau trên nền đất yếu.

4. Chọn vật liệu xây dựng chất lượng

Vật liệu thi công móng phải là những vật liệu đảm bảo yếu tố kỹ thuật và độ an toàn. Để chọn lựa đúng vật liệu tốt bạn nên tham khảo tư vấn của nhà thầu.

5. Tìm kiếm đơn vị thi công uy tín

Một nhà thầu có kinh nghiệm sẽ giúp việc thi công diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và an toàn. Chú ý rằng gia chủ cũng nên giám sát thật chặt chẽ quá trình thi công để kịp thời phát hiện những sơ suất của nhà thầu.

Qi Concept vừa chia sẻ tới các bạn các thông tin liên quan tới quy trình làm móng nhà và một số lưu ý khi thi công. Hi vọng thông qua bài viết, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và lựa chọn đúng đắn khi tiến hành xây nhà.

Có thể bạn quan tâm:

——————–

Bùi Khắc Cường | Co-Founder & Architect

Kinh nghiệm: 10 năm

Với Qi Concept, chúng tôi tin rằng thiết kế nội thất là một nghệ thuật kết hợp giữa ý tưởng, thẩm mỹ và chức năng, với trọng tâm tập trung vào cách mà con người tương tác và liên kết với không gian sống của mình. Qi Concept luôn lắng nghe và hướng đến những không gian nội thất không chỉ đẹp mắt mà còn phải thật vừa vặn, phản ánh đúng cá tính và phong cách của gia chủ.

Bài viết liên quan

Báo Giá Thi Công Nhà Phố Trọn Gói Chuyên Nghiệp 2024
Báo Giá Thi Công Nhà Phố Trọn Gói Chuyên Nghiệp 2024

Dịch vụ xây dựng nhà trọn gói hiện đang là lựa chọn phổ biến, được nhiều chủ đầu tư ưu tiên hàng đầu bởi tính tiết kiệm, dễ quản lý và thời gian hoàn thiện nhanh chóng. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về báo giá thi công nhà phố trọn gói mới nhất,...

50+ Mẫu Thiết Kế Nhà Phố Đẹp Hiện Đại, Sang Trọng & Đẳng Cấp
50+ Mẫu Thiết Kế Nhà Phố Đẹp Hiện Đại, Sang Trọng & Đẳng Cấp

Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng phát triển, thiết kế nhà phố hiện đại trở thành xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ giúp tối ưu hóa không gian sống trong những khu vực có diện tích hạn chế, mà còn khẳng định phong cách và cá tính riêng của gia...

Thiết kế kiến trúc là gì? Tầm quan trọng của thiết kế kiến trúc
Thiết kế kiến trúc là gì? Tầm quan trọng của thiết kế kiến trúc

Thiết kế kiến trúc không đơn thuần chỉ là việc dựng nên một công trình, mà còn là nghệ thuật tạo dựng một không gian sống, nơi mỹ quan và công năng hòa quyện với nhau. Từ việc bố trí tổng thể của kiến trúc ngoại thất cho đến sự tinh tế trong cấu trúc...

Cải tạo nhà cũ: Quy trình, thủ tục và phương án cải tạo
Cải Tạo Nhà Cũ: Quy Trình, Thủ Tục Và Phương Án Cải Tạo

Cải tạo nhà cũ là phương pháp tối ưu để thổi hồn mới mẻ, tiện nghi và thẩm mỹ vào ngôi nhà của bạn. Dù ngôi nhà đã trải qua thời gian dài sử dụng, xuống cấp hay mang dáng vẻ lỗi thời, việc cải tạo không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống...

Tìm Hiểu Về Thiết Kế Ngoại Thất Tân Cổ Điển

Có rất nhiều phong cách thiết kế mang lại nét thẩm mỹ cho công trình kiến trúc. Các không gian bên ngoài đạt được hiệu quả cao về điểm nhìn. Là khi nó mang đậm dấu ấn cá nhân, mới lạ và đảm bảo những giá trị tinh thần. Đặc biệt là những phong cách...

Biệt Thự Là Gì? Một Số Loại Biệt Thự Thường Gặp Nhất

Biệt thự là biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp, thể hiện phong cách sống tinh tế của gia chủ. Không chỉ đơn thuần là nơi ở, biệt thự còn là không gian để thư giãn, tận hưởng cuộc sống và hòa mình với thiên nhiên. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu...

icon zalo